ỦY BAN NHÂN DÂN
TINH VĨNH LONG
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
|
|
ĐỀ ÁN TÓM TẮT
SẮP XẾP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
XÃ CHÁNH HỘI VÀO THỊ TRẤN CÁI NHUM
(thuộc diện phải sắp xếp theo quy định tại khoản 2 Điều 1
Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH14)
Phần I
HIỆN TRẠNG ĐVHC CẤP XÃ THUỘC DIỆN SẮP XẾP
VÀ CÁC ĐVHC CẤP XÃ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN SẮP XẾP
I. ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH (ĐVHC) CẤP XÃ THUỘC DIỆN SẮP XẾP
1. Tên đơn vị hành chính: THỊ TRẤN CÁI NHUM
2. Diện tích tư nhiên: 2,247 km2.
3. Dân số trung bình năm gần nhất tính đến thời điểm lập đề án: 3.687 người. Trong đó:
a) Dân số theo dân tộc: 104 người, trong đó Khmer: 18 người và dân tộc Hoa: 86 người.
b) Dân số theo tôn giáo: 838 người.
4. Thuộc diện sắp xếp theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH14.
5. Giáp ranh với các địa giới hành chính cùng cấp liền kề:
- Hướng Đông giáp xã Chánh An.
- Hướng Tây giáp xã Tân An Hội.
- Hướng Nam giáp xã Tân Quới Trung huyện Vũng Liêm.
- Hướng Bắc giáp xã Chánh Hội.
6. Các chỉ tiêu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội đạt được trong năm gần nhất. Trong đó:
a) Thu, chi ngân sách trên địa bàn:
- Thu ngân sách: 5,375 tỷ, đạt 133,7% KH.
- Chi ngân sách: 5,076 tỷ, đạt 117,7% KH.
b) Tỷ lệ hộ nghèo: 10 hộ, chiếm 0,91%; hộ cận nghèo 27 hộ, chiếm 2,46%
c) Thu nhập bình quân đầu ngưởi 45 triệu đồng/ người/năm, đạt 100% kế hoạch
7. Hiện trạng tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị. Bao gồm:
a) Các cơ quan của Đảng: 02 đồng chí: Bí thư Đảng ủy, Phó bí thư kiêm chủ tịch HĐND.
b) Các cơ quan chính quyền (HĐND, UBND): 14 người (gồm: 01 Phó Chủ tịch HĐND; Chủ tịch UBND; 01 Phó Chủ tịch UBND; 01 công chức Văn phòng - Thống kê; 02 công chức Văn hóa - Xã hội; 02 công chức Tư pháp - Hộ tịch; 02 công chức Địa chính - Xây dựng - Đô th ị& Môi trường; 01 công chức Tài chính - Kế toán; 01 Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Quân sự;; 01 Trưởng Công an (huyện tăng cường); 01 Phó trưởng Công an (huyện tăng cường);
c) Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể: 05 người (gồm: Mặt trận; Hội Nông dân; Hội Liên hiệp Phụ nữ; Đoàn Thanh niên; Hội Cựu chiến binh;
d) Khóm: 04 khóm, gồm 16 người hoạt động không chuyên trách.
đ) Người hoạt động không chuyên trách ở thị trấn, gồm 14 người: Chủ tịch Công đoàn 01 người; Chủ tịch Hội Khuyến học 01 người; Chủ tịch Hội người Cao tuổi 01 người; Chủ tịch Hội chữ Thập đỏ 01 người; 01 Chỉ huy phó Ban chỉ huy Quân sự; Khối vận 01 người, Tổ chức Đảng - chính quyền, Cán bộ Tuyên giáo, Phó Chủ nhiệm UBKT, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc VN; Phó Hội Nông dân; Phó Hội Liên hiệp Phụ nữ; Phó Bí thư Đoàn Thanh niên; Phó Hội Cựu chiến binh, 01 Cán bộ chăm sóc trẻ em, (01 Sinh viên công tác ở thị trấn và 01 Cộng tác viên xã hội).
e) Các đơn vị sự nghiệp công lập (trường học trực thuộc thị trấn quản lý):
- Trường THCS: tổng số biên chế 57 trong đó có 03 lãnh đạo, quản lý (01 hiệu trưởng, 02 hiệu phó), 01 lao động hợp đồng và 06 nhân viên.
- Trường Tiểu học: tổng số biên chế 43, trong đó có 02 lãnh đạo, quản lý (01 hiệu trưởng, 01 hiệu phó), 01 lao động hợp đồng và 03 nhân viên.
- Trường Mầm non: tổng số biên chế 31, trong đó 02 lãnh đạo, quản lý (01 hiệu trưởng, 01 hiệu phó), 01 lao động hợp đồng và 03 nhân viên.
- Trạm Y tế thị trấn: Tổng số biên chế 04, trong đó có 01 lãnh đạo, quản lý (BS-Trưởng trạm)
II. CÁC ĐVHC CẤP XÃ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC SẮP XẾP
1. Tên đơn vị hành chính: XÃ CHÁNH HỘI
2. Diện tích tư nhiên: 13,38 km2.
3. Dân số trung bình năm gần nhất tính đến thời điểm lập đề án: 7.865 người, Trong đó:
a) Dân số theo dân tộc: 39 hộ (44 người).
b) Dân số theo tôn giáo: 61 hộ (185 người).
4. Thuộc diện sắp xếp theo quy định tại Khoản 3 Điều 1 Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH14.
- Không thuộc diện sắp xếp là đơn vị hành chính có diện tích tự nhiên và qui mô dân số chưa đạt 50% tiêu chuẩn qui định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH 13.
- Không thuộc diện theo qui định tại Khoản 2 Điều này để giảm số lượng đơn vị hành chính.
5. Giáp ranh với các địa giới hành chính cùng cấp liền kề:
- Đông giáp xã An Phước.
-Tây giáp xã Bình Phước.
- Nam giáp xã Tân An Hội, thị trấn Cái Nhum.
- Bắc giáp xã Nhơn Phú.
6. Các chỉ tiêu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội đạt được trong năm gần nhất. Trong đó:
a) Thu, chi ngân sách trên địa bàn:
- Thu ngân sách: 7,869 tỷ, đạt 117,69 % KH.
- Chi ngân sách: 6,462 tỷ, đạt 131,6% KH.
b) Thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 41,17triệu đồng/ người/ năm, đạt 100,4 % kế hoạch.
c) Tỷ lệ hộ nghèo: 14 hộ, chiếm 0,68%; hộ cận nghèo: 42 hộ, chiếm 2,03%.
7. Hiện trạng tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị. Bao gồm:
a) Các cơ quan của Đảng: 02 người, gồm Bí thư Đảng ủy kiêm nhiệm Chủ tịch HĐND, Phó Bí thư.
b) Các cơ quan chính quyền (HĐND, UBND): 14 CBCC gồm, Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND, Trưởng Công an, Chỉ huy trưởng BCHQS, 02 công chức Văn phòng - Thống kê, 02 công chức Tư pháp - Hộ tịch, 02 công chức Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và Môi trường, 02 công chức Văn hóa - Xã hội, 01 công chức Tài chính - Kế toán.
c) Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể: 05 Cán bộ gồm, Chủ tịch UBMTTQVN, Chủ tịch Nông dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM.
d) Ấp: 09 ấp, gồm 36 người hoạt động không chuyên trách ở ấp.
đ) Người hoạt động không chuyên trách ở xã: 12 người gồm, Trưởng Khối vận, cán bộ Khối vận, Phó Chủ tịch UBMTTQVN, Phó Chủ tịch Hội Nông dân, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Phó Bí thư Đoàn Thanh niên, Chủ tịch Công đoàn, cán bộ Tổ chức, Ủy ban kiểm tra, Tuyên giáo, Văn phòng Đảng ủy.
e) Các đơn vị sự nghiệp công lập (trường học): 03 điểm trường:
- Trường Mẫu giáo Tuổi Thơ I: Tổng số biên chế 18, trong đó có 02 lãnh đạo, quản lý ( 01 hiệu trưởng, 01 hiệu phó) và 01 hợp đồng bảo vệ.
- Trường Tiểu học Chánh Hội A: Tổng số biên chế 20, trong đó 02 lãnh đạo, quản lý (01 hiệu trưởng, 01 hiệu phó)và 01 hợp đồng bảo vệ.
- Trường Tiểu học Chánh Hội B: Tổng số biên chế 13, trong đó có 02 lãnh đạo, quản lý ( 01 hiệu trưởng, 01 hiệu phó) và 01 hợp đồng bảo vệ.
- Trạm Y tế xã: Tổng số biên chế 06, trong đó có 02 lãnh đạo, quản lý ( Y sĩ Trưởng trạm, Y sĩ Phó Trưởng trạm).
Phần II
PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP ĐVHC CẤP XÃ
I. CƠ SỞ VÀ LÝ DO CỦA PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP ĐVHC CẤP XÃ
Quán triệt chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng, kiện toàn nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở. Đặt biệt là hệ thống tổ chức cấp xã theo hướng tinh gọn để giảm biên chế, chi phí hành chính; nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể cấp xã; nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
Hiện nay, thị trấn Cái Nhum có quy mô quá nhỏ, chưa đảm bảo các tiêu chí theo quy định gây khó khăn cho việc quy hoạch sử dụng đất, huy động tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa, hạ tầng kinh tế - xã hội, hệ thống phúc lợi công cộng, đô thị văn minh; xu hướng tăng dần về số lượng, áp lực kinh phí chi trả CBCC và mức phụ cấp cho những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
II. PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP ĐVHC CẤP XÃ
Sáp nhập xã Chánh Hội vào thị trấn Cái Nhum thành đơn vị hành chính mới dự kiến tên gọi: Thị trấn Cái Nhum huyện Mang Thít.
III. KẾT QUẢ SAU KHI SẮP XẾP ĐVHC CẤP XÃ
1. Tên ĐVHC mới: Thị trấn Cái Nhum.
2. Thuộc khu vực: Đồng bằng
3. Diện tích tự nhiên: 15,627km2.
4. Dân số trung bình: 11.552 người.
5. Địa giới hành chính của ĐVHC mới hình thành sau sắp xếp:
- Phía Đông giáp xã Chánh An và xã An Phước.
- Phía Tây giáp xã Bình Phước.
- Phía Nam giáp xã Tân An Hội và xã Tân Quới Trung huyện Vũng Liêm.
- Phía Bắc giáp xã Nhơn Phú.
6. Trụ sở làm việc của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, trung tâm dịch vụ hành chính công của ĐVHC mới hình thành sau sắp xếp. Đặt tại trụ sở làm việc của xã Chánh Hội củ.
IV. SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY, BỐ TRÍ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ, NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH Ở CẤP XÃ, Ở THÔN, TỔ DÂN PHỐ VÀ GIẢI QUYẾT CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NHỮNG TRƯỜNG HỢP DÔI DƯ DO SẮP XẾP
1. Phương án sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của các cơ quan, tổ chức, đơn vị tại đơn vị hành chính cấp xã mới hình thành sau khi sắp xếp
Thành lập thị trấn Cái Nhum trên cơ sở sáp nhập nguyên hiện trạng diện tích tự nhiên, dân số của xã Chánh Hội và thị trấn Cái Nhum.
Trụ sở làm việc của thị trấn Cái Nhum trước mắt sử dụng trụ sở xã Chánh Hội củ.
2. Đánh giá, phân loại, dự kiến bố trí, sắp xếp chức danh lãnh đạo, quản lý, phân công nhiệm vụ cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị tại đơn vị hành chính mới hình thành sau khi sắp xếp (thực hiện theo Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ)
Xã Chánh Hội, hiện có mặt 10 cán bộ chuyên trách, 11 công chức và 18 người hoạt động không chuyên trách cấp xã.
Thị trấn Cái Nhum, hiện có mặt 10 cán bộ chuyên trách, 09 công chức và 16 người hoạt động không chuyên trách cấp xã.
Sau khi thị trấn Cái Nhum mới được thành lập sẽ bố trí 10 cán bộ, 10 công chức và 12 người hoạt động không chuyên trách cấp xã.
Như vậy, số lượng cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách sẽ giảm đi: 42 người, cụ thể: giảm 10 cán bộ chuyên trách, giảm 10 công chức và 22 người hoạt động không chuyên trách.
3. Lộ trình, phương án sắp xếp đội ngũ lãnh đạo, quản lý và cán bộ, công chức, viên chức dôi dư theo từng năm; việc giải quyết chế độ, chính sách đối với những trường hợp dôi dư khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
Lộ trình, phương án sắp xếp đội ngũ lãnh đạo, quản lý và cán bộ, công chức, viên chức dôi dư theo từ năm 2020-2021. Trước mắt điều động cán bộ, công chức đến các đơn vị đang thiếu; động viên nghỉ hưởng chính sách hưu trước tuổi, tăng cường về khóm và động viên nghỉ việc hưởng chế độ, chính sánh theo quy định.
4. Kế hoạch xây dựng danh mục, vị trí việc làm và tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị tại đơn vị hành chính cấp xã mới hình thành sau sắp xếp
5. Phương án bố trí, sử dụng trụ sở làm việc, tài sản của các cơ quan, tổ chức, đơn vị tại đơn vị hành chính cấp xã mới hình thành sau sắp xếp và việc quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, tài sản của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở các đơn vị hành chính củ trước đây đã thực hiện sắp xếp
a) Cơ quan hành chính
Sau khi thành lập mới thị trấn Cái Nhum trên cơ sở sáp nhập thị trấn Cái Nhum và xã Chánh Hội, sử dụng trụ sở xã Chánh Hội củ làm cơ quan hành chính. Tại đây hình thành khu hành chính tập trung bao gồm: khối Đảng, khối Nhà nước, Mặt trận, các đoàn thể.
b) Văn hóa - thể thao, giáo dục, y tế
- Văn hóa - thể thao: đầu tư kinh phí xây dựng, sửa chữa, nâng cấp nhà văn hóa xã Chánh Hội và các sân chơi thể thao tại thị trấn Cái Nhum để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.
- Giáo dục: các Trường Trung học cơ sở, Tiểu học, Mầm non, Mẫu giáo giữ nguyên vị trí củ và sử dụng toàn bộ cơ sở vật chất như hiện nay. Tập trung đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng đảm bảo việc học tập và giảng dạy.
- Y tế: giữ nguyên cơ sở vật chất Trạm Y tế thị trấn Cái Nhum và Trạm Y tế xã Chánh Hội. Tập trung đầu tư, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân; khi Bệnh viện Đa khoa huyện xây dựng xong đi vào hoạt động sẽ giảm đi Trạm Y tế thị trấn Cái Nhum củ.
c) Hạ tầng kỷ thuật và giao thông
- Hệ thống giao thông: nâng cấp các tuyến giao thông hiện có và tiếp tục xây dựng các tuyến giao thông theo quy hoạch đã được phê duyệt.
- Hệ thống xử lý rác thải: duy trì việc thu gom và nâng cáo việc xử lý rác thải như hiện tại góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường.
- Hệ thống cấp nước: tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân sử dụng nước máy, nâng cao nhận thức về lợi ích của việc sử dụng nước sạch trong bảo vệ sức khỏe, nâng cáo chất lượng cuộc sống.
- Hệ thống cấp điện và điện chiếu sáng: quan tâm duy tu, bảo dưỡng thường xuyên phục vụ tốt cho nhân dân trên địa bàn.
IV. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN
1. Tác động về kinh tế - xã hội
Diện tích và dân số phù hợp sẽ tập trung được các nguồn lực để đầu tư xây dựng các công trình tương ứng. Thuận lợi trong việc xây dựng các Đề án, giải quyết việc làm, công tác xóa đói giảm nghèo, …không manh mún có điều kiện tập trung vào thực hiện các Đề án.
Công tác quy hoạch đất, quy hoạch các lĩnh vực khác sẽ thuận lợi hơn với tiến trình phát triển của thị trấn Cái Nhum. Triển khai thực hiện các quy hoạch vùng, liên kết vùng, các chương trình dựán phát triển nông nghiệp, chuyển giao khoa học kỹ thuật.
Một số cơ sở sán xuất sẽ mở rộng phát triển và cạnh tranh tốt hơn, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Bên cạnh đó việc sáp nhập sẽ phát huy tối đa lợi thế kinh doanh của các bên tham gia, tận dụng được thế mạnh trong sản phẩm, dịch vụ, nguồn khách hàng, ….
Với vị trí địa lý kinh tế của thị trấn sau khi sáp nhập có nhiều điều kiện để thu hút mạnh hơn nữa đầu tư từ trong và ngoài tỉnh cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển hệ thống hạ tầng. Sự phát triển về kết cấu hạ tầng, về khai thác các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế trên dịa bàn sẽ tạo nguồn thu lớn cho ngân sách, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống, chuyển dịch cơ cấu lao động cho phép mở rộng quy mô sản xuất phát triển nhiều ngành nghề mới tạo thêm nhiều sản phẩm mới tăng thêm xuất khẩu.
2. Tác động về quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự xã hội
Thị trấn Cái Nhum sau khi được thành lập mới sẽ kết hợp hài hòa giữa yêu cầu phát triển nhanh nền kinh tế với đảm bảo quốc phòng, an ninh. Sau khi thành lập và đi vào hoạt động sẽ thuận tiện cho quy hoạch thu hút và bố trí dân cư trên địa bàn, bố trí lại biên chế và lực lượng trong thế trận khu vực phòng thủ; xây dựng khu vực phòng thủ, thế trận an ninh nhân dân, đảm bảo công tác an ninh, trật tự luôn được giữ vững.
3. Tác động về đất đai và môi trường
Việc quy hoạch và sử dụng đất đai sẽ được chú trọng hơn, phù hợp hơn với tiến trình phát triển. Việc thu hút đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm trên địa bàn sẽ thuận lợi hơn.
Diện tích sau khi được mỡ rộng sẽ thuận lợi cho nhà đầu tư trong thực hiện các dự án.
4. Tác động về tổ chức bộ máy
Xã Chánh Hội, hiện có mặt 10 cán bộ chuyên trách, 11 công chức và 18 người hoạt động không chuyên trách cấp xã.
Thị trấn Cái Nhum, hiện có mặt 10 cán bộ chuyên trách, 09 công chức và 16 người hoạt động không chuyên trách cấp xã.
Sau khi thị trấn Cái Nhum mới được thành lập sẽ bố trí 10 cán bộ, 10 công chức và 12 người hoạt động không chuyên trách cấp xã.
Như vậy, số lượng cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách sẽ giảm đi: 42 người, cụ thể giảm 10 cán bộ chuyên trách, giảm 10 công chức và 22 người hoạt động không chuyên trách.
5. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện
a) Thuận lợi
Sau khi giảm đi một đơn vị hành chính sẽ góp phần tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế; nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy Nhà nước; tạo điều kiện giảm chi ngân sách nhà nước; dân số và diện tích phù hợp sẽ thuận lợi trong việc thu hút và kêu gọi đầu tư, sản xuất được tập trung; thuận lợi trong công tác lập kế hoạch, quy hoạch dài hạn, định hướng phát triển kinh tế - xã hội, các nguồn lực được tập trung để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo cho thị trấn Cái Nhum trong thời gian tới phát triển toàn diên, liên tục và bền vững.
b) Khó khăn, vướng mắc
Với sự thay đổi về địa giới hành chính đều kèm theo sự thay đổi và chịu sự tác động nhất định bởi những yếu tố khác nhau, gây nên không ích sự xáo trộn, khó khăn nhất định cho người dân địa phương, bước đầu đi lại khó khăn trong thực hiện giao dịch hành chính.
Chưa phát huy hết lợi thế của trục lộ 903; thiếu tính định hướng phát triển trong tương lai; chưa tận dụng hết lợi thế cặp sông Măng; vị trí trung tâm chưa phân bố đồng đều; diện tích tự nhiên và dân số đều cao hơn tiêu chuẩn nên khó khăn cho công tác quản lý.
Phần III
ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ SAU KHI SẮP XẾP ĐGHC CÁP XÃ
I. ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÃ MỚI HÌNH THÀNH SAU SẮP XẾP
1. Định hướng ổn định và phát triển của đơn vị hành chính cấp xã mới hình thành sau sắp xếp.
a) Về dịch vụ, thương mại: mở rộng các loại hình dịch vụ, thương mại phục vụ nhu cầu của nhân dân. Tập trung huy động các nguồn vốn cải tạo, nâng cấp, mỡ rộng và phát huy hiệu quả chợ.
b) Về nông nghiệp: thực hiện tốt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp toàn diện theo chiều sâu, chất lượng và hiệu quả. Phát huy tối đa thế mạnh kinh tế vườn và chăn nuôi gắn với thị trường tiêu thụ nâng cao giá trị sản xuất nhằm tạo sự chuyển biến tích cực trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân. Tiếp tục nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế, đưa hợp tác xã nông nghiệp đi vào hoạt động hiệu quả.
c) Về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: duy trì và phát triển các sản phẩm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chủ lực trên địa bàn. Khuyến khích các cơ sở mở rộng quy mô, đổi mới thiết bị, công nghệ tiên tiến để tăng sản lượng, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm. Quan tâm, hỡ trợ phát triển các làng nghề truyền thống, hình thức gia công các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp và phát triển thêm ngành nghề mới.
d) Về cơ quan hành chính: sau khi thành lập mới thị trấn Cái Nhum trên cơ sở sáp nhập thị trấn Cái Nhum và xã Chánh Hội, cơ quan hành chính trước mắt đặt tại trụ sở làm việc xã Chánh Hội củ. Tại đây hình thành khu hành chính tập trung bao gồm: khối Đảng, khối Nhà nước, Mặt trận, các đoàn thể.
e) Văn hóa - thể thao, giáo dục, y tế
- Văn hóa - thể thao: đàu tư kinh phí sửa chữa, nâng cấp nhà văn hóa xã Chánh Hội và các sân chơi thể thao tại thị trấn Cái Nhum; có giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.
- Giáo dục: các Trường Trung học cơ sở, Tiểu học, Mầm non, Mẫu giáo giữ nguyên vị trí củ và sử dụng toàn bộ cơ sở vật chất như hiện nay. Tập trung đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng đảm bảo việc học tập và giảng dạy.
- Y tế: trước mắt giữ nguyên cơ sở vật chất Trạm Y tế thị trấn Cái Nhum và Trạm Y tế xã Chánh Hội. Tập trung đầu tư, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân; khi Bệnh viện Đa khoa huyện xây dựng xong đi vào hoạt động sẽ giảm đi Trạm Y tế thị trấn Cái Nhum củ.
ê) Về hạ tầng kỷ thuật và giao thông
- Hệ thống giao thông: nâng cấp các tuyến giao thông hiện có và tiếp tục xây dựng các tuyến giao thông theo quy hoạch đã được phê duyệt.
- Hệ thống xử lý rác thải: duy trì việc thu gom và nâng cáo việc xử lý rác thải như hiện tại góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường.
- Hệ thống cấp nước: tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân sử dụng nước máy, nâng cao nhận thức về lợi ích của việc sử dụng nước sạch trong bảo vệ sức khỏe, nâng cáo chất lượng cuộc sống.
- Hệ thống cấp điện và điện chiếu sáng: quan tâm duy tu, bảo dưỡng thường xuyên phục vụ tốt cho nhân dân trên địa bàn.
2. Giải pháp ổn định và phát triển của đơn vị hành chính cấp xã mới hình thành sau sắp xếp.
Tận dụng khai thác, nuôi dưỡng nguồn thu, quản lý thu chi ngân sách chặt chẽ, thực hiện nghiêm Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí nhất là trong chi tiêu ngân sách Nhà nước, tiếp tục huy động các nguồn vốn từ các doanh nghiệp, các mạnh thường quân trong và ngoài tỉnh, người dân trên địa bàn cùng nguồn nghân sách nhà nước để xây dựng các công trình trọng điểm trên địa bàn theo quy hoạch đã được phê duyệt.
Huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, ưu tiên đầu tư các công trình lơn, quan trọng. Đầu tư nâng cấp trang thiết bị phương tiện, vật chất cho bộ máy hành chính mới hoạt động. Tiếp tục cải tạo, nâng cấp, mở rộng hệ thống giao thông trên địa bàn, đồng thời vận động nhân dân tự nguyện đóng góp và tranh thủ vốn các tổ chức, cá nhân đầu tư mới, nâng cấp, mỡ rộng hệ thống giao thông nông thôn, góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
II. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ TRONG VIỆC SẮP XẾP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÃ
1. UBND tỉnh Vĩnh Long
a) Phối hợp chặt chẽ với HĐND, các Ban của HĐND tỉnh, dưới sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND huyện tiếp tục thực hiện quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt.
b) Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn lập quy hoạch chi tiết các phân khu chức năng trong khu vực phát triển. Quản lý xây dựng dọc các trục đường quốc lộ, tỉnh lộ theo lộ giới đã được quy hoạch xác định.
c) Huy động các nguồn lực để xây dựng ĐVHC mới lớn mạnh, tạo môi trường thuận lợi, chính sách đầu tư thông thoáng nhằm khuyến khích các nhà đầu tư.
d) Có cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân sau khi thực hiện việc sáp nhập ĐGHC (làm lại CMND, sổ hộ khẩu, ....)
2. Ban Tổ chức Tỉnh ủy
- Giúp Ban thường vụ Tỉnh ủy hướng dẫn công tác chuẩn bị đại hội nhiệm kỳ 2020 - 2025 đối với đơn vị cấp xã sáp nhập phù hợp với lộ trình, kế hoạch sắp xếp các đơn vị hành cấp xã.
- Chỉ đạo, hướng dẫn kiện toàn các chức danh cán bộ đối với các đơn vị sắp xếp lại.
3. Sở Nội vụ
- Cơ quan chủ trì tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện trình tự thủ tục, lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định về việc nhập đơn vị ĐVHC.
- Hướng dẫn các địa phương liên quan đến việc nhập ĐGHC về tổ chức bộ máy và công tác cán bộ.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bđội ngũ CBCC có đủ năng lực giải quyết tốt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và quản lý xây dựng các đơn vị hành chính mới.
4. Sở Tài chính
a) Tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt cấp kinh phí thực hiện Đề án sắp xếp ĐVHC cấp xã đảm bảo kịp tiến độ thực hiện Đề án.
b) Hướng dẫn các đơn vị sử dụng kinh phí theo quy định của pháp luật. Hướng dẫn bàn giao tài chính và cơ sở vật chất khi thực hiện việc sáp nhập ĐVHC.
c) Phối hợp UBND các huyện rà soát, cân đối nguồn kinh phí chi cấp đổi các loại giấy tờ có liên quan, phục vụ nhu cầu giải quyết thủ tục hành chính của công dân đảm bảo theo quy định.
5. Công an tỉnh
- Đảm bảo công tác an ninh, giữ gìn trật tự xã hội tại các địa bàn tiến hành sắp xếp đơn vị hành chính.
- Chỉ đạo công an huyện phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện và UBND các xã, thị trấn đảm bảo an ninh trật tự tại địa bàn trong quá trình triển khai Đề án.
- Định kỳ 01 tháng một lần báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình an ninh trật tự trên địa bàn toàn tỉnh để có hướng chỉ đạo giải quyết các điểm nóng (hoặc báo cáo đột xuất).
6. Sở Xây dựng
Hướng dẫn, đôn đốc các địa phương xây dựng các đề án quy hoạch chung phát triển khu đô thị, đề án phân loại đô thị sau khi sáp nhập các đơn vị hành chính theo quy định trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
7. Sở Tài nguyên và Môi trường
Hướng dẫn các địa phương xây dựng đề án quy hoạch khai thác và sử dụng quỹ đất đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm vừa đáp ứng được yêu cầu phát triển trước mắt vừa đảm bảo quá trình phát triển lâu dài, bền vững trong tương lai đối với các đơn vị hành chính sau khi sáp nhập.
8. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Tham mưu cho UBND tỉnh hướng dẫn việc chuyển chủ đầu tư, bàn giao dự án (trong đó nếu dự án đang đầu tư, tập trung hoàn thành xong trước 30/11/2019, sau ngày 30/11/2019 thực hiện bàn giao). Kiểm tra các các hạng mục, công trình trên địa bàn các xã sau khi sắp xếp, sáp nhập để có phương án đầu tư xây dựng, nâng cấp, sữa chữa.
9. Sở Tư pháp
Hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các xã, phường, thị trấn thực hiện bàn giao hồ sơ, giấy tờ về công tác hộ tịch, chứng thực và các hồ sơ, tài liệu có liên quan.
10. Các Sở ngành có liên quan
Có trách nhiệm tổng hợp, thống kê các chỉ tiêu của của ngành, lĩnh vực nêu trong Đề án đảm bảo tiên độ theo quy định.
11. UBND huyện Mang Thít
a) Đẩy mạnh thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền đến mọi tầng lớp nhân dân về chủ trương ý nghĩa của việc nhập ĐVHC để thực hiện chủ trương phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.
b) Phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban ngành của tỉnh chuẩn bị các nội dung công việc theo chức năng, nhiệm vụ được phân công. Thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước, đảm bảo cho các hoạt động của các ĐVHC diễn ra bình thường, ổn định đời sống của người dân. Thực hiện tốt công tác bàn giao để chính quyền địa phương hoạt động thuận lợi, có hiệu quả sau khi được Ủy ban Thường vụ QH phê duyệt.
c) Có trách nhiệm chủ động triển khai xây dựng và quản lý đất đai theo quy hoạch chung đã được UBND tỉnh phê duyệt.
d) Đẩy mạnh công tác vận động, thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức như thông qua các cuộc họp, thông tin trên hệ thống truyền thanh của huyện, các Tổ thông tin ở ấp, khóm, bản tin Tuyên giáo… để nâng cao nhận thức của nhân dân về việc xây dựng và quy hoạch các công trình trên địa bàn, các định hướng phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
đ) Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị tại các đơn vị hành chính mới hình thành sau sắp xếp trong việc sắp xếp, ổn định tổ chức bộ máy, thực hiện tinh giản và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; thực hiện chuyển đổi các loại giấy tờ cho cá nhân, tổ chức do thay đổi địa giới đơn vị hành chính cấp xã.
Nâng cao trách nhiệm các cơ quan, đơn vị trong việc thay đổi các giấy tờ có liên quan của nhân dân. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhân dân thực hiện các giao dịch hành chính.
e) Chỉ đạo UBND thị trấn Cái Nhum rà soát, dự toán kinh phí chi phục vụ cấp đổi giấy tờ liên quan báo cáo tổng hợp về UBND huyện; thực hiện quy trình cấp đổi giấy tờ phục vụ nhu cầu nhân dân đảm bảo đúng quy định hiện hành.
–––––––